Các lễ hội trong năm nổi tiếng của Nhật Bản
Các lễ hội trong năm nổi tiếng của Nhật Bản
Nắm các lễ hội nổi tiếng trong năm của Nhật Bản để bạn có hành trình du lịch đến Nhật phù hợp và tận hưởng những khoảnh khắc đặc biệt của đất nước mặt trời mọc này nhé.
- Lễ hội: Năm mới (shogatsu): Cũng như nhiều nước trên thế giới, Năm mới là lễ hội quan trọng nhất trong năm. Trước kia, Nhật Bản đón năm mới theo âm lịch giống Việt nam và Trung quốc, nhưng từ hàng trăm năm nay, người Nhật đón năm mới theo Dương lịch. Trong đêm giao thừa, người Nhật ăn món mì trường thọ(toshicoshi soba), vào ngày mùng 1 tháng Giêng, các gia đình sum họp, uống sake, thứ rượu được coi là trường thọ, món ăn osechi cổ truyền và không thể thiếu món bánh dầy ăn cùng với món súp đặc biệt của ngày tết là ozoni (súp).
Những ngày trước và sau tết ngưởi ta thường gửi thiếp chúc tết đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Người ta cũng hay đi hái lộc ở các đền chùa để cầu an. Người Nhật cũng có phong tục chọn phương hướng tốt để xuất hành đầu năm(hatsu moode), phong tục khai bút (kakizome) và phong tục mừng tuổi tiền (o toshi dama) cho trẻ con. Trong những ngay tết, họ trang trí cổng hoặc cửa ra vào bằn tre và cành thông và cái cổng chào này được gọi là kadomatsu.
Các lễ hội trong năm nổi tiếng của Nhật Bản, lễ hội văn hóa nhật bản, lễ hội hiện đại ở nhật bản, 5 lễ hội nổi tiếng của nhật bản
-Tiết phân(setsubun):
Trước đây, từ Setsubun được dùng để chỉ bất cứ sự thay đổi mùa nào theo lịch cũ, nhưng ngày nay nó được dùng riêng cho ngày lập xuân, tức là ngày mùng 3 hoặc ngày mùng 4 tháng 2. Vào ngày này trong những gia đình, người ta tung những hạt đậu(đã được rang khô) ra trước sân hoặc quanh nhà để đuổi ma quỉ và rước phúc lộc vào nhà, vừa tung vừa hát" mà quỉ đi ra, phúc lộc vào nhà".
- Hội Hina (Lễ hội của bé gái hay còn gọi là ngày hội búp bê):
Hội này được tổ chức vào mùng 3 tháng 3. Trong ngày này, các gia đình có con gái bày một bộ búp bê(Hinaningyo) tượng trưng cho cung đình xưa và uống một thứ sake trắng ngọt đăc biệt để mừng ngày hội và cầu chúc. Tại các trường học, các bé gái đượctập làm những con búp bê Hina bằng giấy. Do ngày hội đúng vào mùa hoa đào nở, nên người ta còn gọi là Momo no tseku(lễ hội hoa đào).
- Lễ tảo mộ (Higan)
Cũng như người Việt nam, người Nhật rất coi trọng mồ mả tổ tiên. Lễ tảo mộ ở Nhật kéo dài suốt một tuần lễ quanh ngày Xuân phân(khoảng 21/3) và Thu phân(khoảng 23/9). Vào dịp này người ta đi tảo mộ và coi đây là những ngày thờ phụng tổ tiên.
- Ngày trẻ em(Kodomo no hi) Xuất xứ của ngày hội này là lễ hội của các bé trai, nhưng ngày nay người ta gọi là ngày trẻ em. Lễ hội này được tổ chức vào ngày mùng 5/5 và từ các năm 1948 trở thành ngày nghỉ của cả nước. Vào ngày này, các gia đình có con trai thường treo trước nhà những dải cờ hình cá chép nhiều màu sắc sặc sỡ, gọi là konobori. Theo người Nhật, cá chép tượng trưng cho sức mạnh. Trong ngày hội này người ta ăn một thứ bánh đặc biệt làm từ gạo.
- Lễ hội hoa anh đào hanami: Lễ hội hoa anh đào hanami
Hanami trong tiếng nhật có nghĩa là ngắm hoa, thưởng hoa. Lễ hội hanami được xem là một trong những lễ hội hoa lớn nhất và lâu đời nhất nhật bản. Hằng năm, cứ vào độ cuối tháng 3, đầu tháng 4, hoa anh đào trên khắp đất nước nhật bản bắt đầu nở rộ, người nhật lại háo hức đón chờ hanami như đón chờ một món quà tuyệt đẹp của mùa xuân. Hanami diễn ra và kéo dài trong khoảng 10 ngày, trong dịp lễ này, người nhật sẽ ngồi dưới những tán hoa anh đào tuyệt đẹp, tổ chức tiệc tùng, cùng nhau hát hò, nhảy múa và bình phẩm về vẻ đẹp của hoa. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp người nhật mặc áo kimono truyền thống, cùng nhau chia sẻ những bữa cơm ấm áp với những món ăn truyền thống như cơm hộp bento, sushi và rượu sake.
- Lễ hội đèn lồng obon: Lễ hội đèn lồng obon
Obon là lễ hội đèn lồng truyền thống của người nhật, đây cũng được xem như là đại lễ vu lan báo hiếu vì đây chính là dịp để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn với ông bà, cha mẹ. Obon thường diễn ra vào tháng 7, ở mỗi vùng miền của nhật lại có những ngày tổ chức khác nhau. Vào những ngày đầu tiên của lễ, người ta thường treo đèn lồng trước cửa nhà để tổ tiên có thể về viếng thăm, đi thăm viếng, tu sửa lăng mộ. Vào ngày cuối cùng của lễ hội obon, người ta đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, các bờ biển, xem như là để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. Thông thường, trong đêm thả lồng đèn, người ta còn đốt pháo hoa.
- Lễ hội cá chép koinobori matsuri Lễ hội cá chép koinobori matsuri
Koinobori trong tiếng nhật có nghĩa là cờ cá chép, với người nhật, cá chép tượng trưng cho lòng dũng cảm và tính ngoan cường khi dám vượt vũ môn để hóa rồng và làm nên những chuyện đại sự, cũng giống như tính cách của các bé trai nên koinobori cũng có nghĩa là lễ hội của các bé trai. Có một điều trùng hợp là lễ hội cá chép diễn ra vào đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch, tức trùng với tết đoan ngọ của việt nam, tuy nhiên, cờ cá chép đã được treo khắp các cung đường của nhật từ trước 2 tháng. Vào dịp lễ này, ngoài việc trước các cửa nhà được trang trí bằng những dải cờ cá chép đủ màu sắc, người ta thường hay làm món obento truyền thống và những món ăn mô phỏng hình cá chép với mong muốn cầu cho con cái được khỏe mạnh và phát triển tốt.
- Lễ hội Tanabata
Xuất xứ của ngày hội này là dựa vào truyền thuyết về tình yêu giữa hai ngôi sao trong giải ngân hà và có nguồn gốc từ trung quốc. theo truyền thuyết này vào ngày 7/7 hai ngôi sao này sẽ gặp nhau nên người ta tổ chức lễ hội vào ngày này. Trong lễ hội này, người ta nhặt nhũng cành tre, trang trí lên đó những mẩu giấy màu sặc sỡ và viết lên những ước mong của mình lên nhũng băng giấy mầu đó và treo lên cành tre.
- Lễ hội Vu lan(Obon):
- Lễ hội nông nghiệp:
- Lễ Hội mùa hạ được tổ chức với mục đích ngăn ngừa bệnh tật.
- Du khách nước ngoài thường rất ngạc nhiên khi thấy trên đường phố, rất nhiều nơi người Nhật tập trung rất đông và xếp hàng ngay ngắn và chờ đợi .Tìm hiểu thì biết rằng họ xếp hàng để chờ đền đến lượt vào siêu thị, rạp phim, khu du lịch, Casino center .v.v. Người Nhật nổi tiếng thế giới về văn hóa xếp hàng. Họ xếp hàng ở mọi nơi, Quý khách sẽ không bao giờ thấy cảnh chen lấn nhau trên đất nước này. Tại nơi công cộng chúng ta phải chú ý trật tự, vào một nơi nào đó phải xếp hàng nếu không sẽ bị nhắc nhở. Đi bộ bên lề đường đi về bên trái, lên cầu thang cuốn phải đứng về phía trái (bên phải dành cho người đang vội).
Địa chỉ đại sứ quán Việt Nam tại Nhật bản:
**Đại sứ quán VN tại Tokyo: 50-11, Motoyoyogi-cho, shibuya-ku, Tokyo 151-0062 Tel: 03-3466-3311/13/14. Fax:03-3466-3312/91 Giờ làm việc 10:00 – 12:00 / 14:00 – 17:00 nghỉ thứ bẩy, Chủ nhật, ngày lễ VN và Nhật.
**Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka: Estate Bakurocho Building 10F, 1-4-10 Bakurocho Chuo-ku, Osaka 541 Tel: 263 1645 - 263 1600/ Fax: 263 1770 - 263 1805 Giờ làm việc 10:00 – 12:00 / 14:00 – 17:00 nghỉ thứ bẩy, Chủ nhật, ngày lễ VN và Nhật.
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN DANANGCARS
Hotline: 093 1222 865 (Mobile/zalo)
Email: info@danangcars.com
Fanpage: fb.com/xevipdanang
Car rental
- 1Chú cuội chị Hằng là gì của nhau?
- 2Khu du lịch sinh thái Đồi Thông Bồ Bồ tại Quảng Nam
- 3Top 8 địa điểm du lịch phù hợp dành cho gia đình có trẻ nhỏ
- 4Hình ảnh phố cổ Hội An hấp dẫn màu vàng ve của tường và nhà cổ
- 5Bản đồ du lịch đảo Lý Sơn
- 6Ý nghĩa tên gọi Bà Nà Núi Chúa, Đà Nẵng
- 7Top 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hấp dẫn phượt thủ