Đời sống Việt dưới sự lan tỏa của Văn hóa trà

24/05/2018
Uống trà không đơn giản là để giải khát, để giữ gìn sức khỏe mà uống trà còn để thể hiện trình độ văn hóa, một thú chơi tao nhã của những tao nhân mặc khách- những người đã nếm trải mọi sự và thấy trong chén trà vị đắng cay ngọt bùi đầy đủ của cuộc đời...



Người Việt vốn coi uống trà như thú tao nhã, pha trà để uống hoặc mời khách cũng chăm chút công phu. Sự công phu đó, trở thành thứ lễ nghi mà ngày nay lớp trẻ không phải ai cũng biết. Uống trà nhằm đáp lại lòng mến khách của chủ nhân, để bắt đầu tâm sự, một nỗi niềm ngổn ngang, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhằm cảm nhận một tách trà hương vị của đất trời, cây cỏ.
Các trà nhân từ xưa rất chú ý đến nghệ thuật thưởng trà với nhiều loại trà cụ (dụng cụ pha trà) cần thiết để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm giống như các thiền sư. Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm đất nung nhỏ, được gọi là “Ngọc diệp hồi cung”.



Người Việt vốn coi uống trà như thú tao nhã, pha trà để uống hoặc mời khách cũng chăm chút công phu.
Để có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là “cao sơn trường thuỷ” rồi chắt ngay ra.
Đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần thứ hai đổ nước vào ấm gọi là “hạ sơn nhập thuỷ” nên đổ nước cao, tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1-2 phút, có hương vị đượm đà, thơm tho quyến rũ. Khi rót trà phải chuyên đều các chén sao cho nồng độ trà như nhau bằng cách kê khít miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén tống rồi chia đều ra các “chén quân”. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hương trà phôi pha.




Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón chỏ và cái đỡ miệng chén gọi là “Tam long giá ngọc”. Người dâng trà và người nhận đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải “du sơn lâm thuỷ”. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nháp nháp từng ngụm nhỏ nhẹ. Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy. Che miệng khi ăn, uống, cười trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt tý nước bọt lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận.



Yêu cầu để có một ấm trà ngon được “gói trọn” trong lời dạy truyền tụng của người xưa: “Nhất thủy, nhì trà, ba pha, tứ ấm”.
Người trong Hoàng cung trước kia khi pha trà cho các ông vua, bà hoàng rất cầu kỳ và công phu, phải hứng từng giọt sương trên búp sen vào lúc chưa có ánh nắng. Còn các cụ xưa thường dùng nước mưa sẽ giúp cho nước trà tăng thêm vị ngọt, sau khi uống sẽ thấy vị ngọt lưu lại nơi cổ họng. Kỹ năng pha trà tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người, tùy vào chất lượng và hương vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào.
Trước khi pha trà phải tráng ấm bằng nuớc sôi cho nóng trước rồi cho trà vào, khi pha xong đậy nắp kín tiếp tục rót nước sôi từ trên nắp xuống như tắm ấm để giữ nhiệt độ nóng trong ấm giúp cho các cánh trà được thấm đều. Những người uống trà sành điệu miền Bắc thường uống trà không ướp hương, vì như thế sẽ không còn hương vị thật của trà.



Nước ta có rất nhiều loại trà, trà nguyên thuỷ (còn gọi hậu vị) là loại trà mộc không được ướp hương, người uống mới cảm nhận được nguyên sơ. Loại trà thanh hương, được ướp với nhiều nguyên liệu khác nhau. Nào trà sen, trà lài, trà sói...
Trà sen là thứ trà rất quý, rất ít người ướp đúng phương pháp. Rót tách trà, hương sen dìu dịu, thơm mát, lan toả khắp phòng. Khi nước đã nhạt rồi mà hương sen vẫn còn ngan ngát. Trà sen nên uống vào mùa hạ mới cảm nhận hết được hương thơm của nó. Trà lài nên uống vào những đêm thu thanh vắng.

Trà bạch ngọc, hoa ướp hương của 5 loại hoa trắng: lài, cúc trắng, bông bạch, mộc, ngọc lan. Ngoài ra còn những loại trà bổ dưỡng như mật ong, long nhãn, mật ong nhân sâm... Mỗi loại trà nên pha vào một ấm khác nhau. Trà mộc thì pha vào ấm gốm là thích hợp nhất, trà thanh hương thì pha vào ấm sứ mới dậy được mùi hương.

Uống trà phải dùng chung nhỏ và tuỳ theo tiết trời, bốn mùa: Xuân-hạ-thu-đông, mỗi mùa một kiểu chung thích hợp. Uống trà có thể là độc ẩm (uống một mình) đối ẩm (hai người) quần ẩm (nhiều người), nên danh ngôn có câu: “Trà tam rượu tứ”. Nhưng chắc chắn một điều, không gian của những cuộc trà không bao giờ ồn ào náo nhiệt như uống rượu, uống bia, không mùi tạp như mùi xào nấu, mùi bánh trái và những hương thơm các thứ hoa, ngoại trừ hoa lan và thuỷ tiên, phải chọn chỗ thanh lịch, không gây phiền phức cho thị giác, thính giác... Các bậc sành điệu, buổi sớm uống trà xong mới đốt trầm hương ngồi trong nhà đọc sách.



Trà gắn bó với bao thế hệ người Việt
Cách pha trà của các bậc sành điệu thật văn hoá và khoa học. Ấm pha trà bé, lại không dùng nước đang sôi, đổ nước làm hai hoặc ba lần để trà khỏi bị luộc chín – chất trà cứ ngấm dần ra màu vàng sóng sánh. Uống vào cảm thấy hương thơm xông lên tận não bộ, nghe vị ngọt của trà thắm trong cổ họng, khà một tiếng nhỏ khen trà ngon cũng là thể hiện niềm biết ơn sâu xa người mời trà.

Phong cách uống trà của người Việt Nam cũng rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của người pha trà và người được mời uống trà đã được nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Những người hiểu biết về văn hóa uống trà, nghệ thuật pha trà của người Việt Nam thì không bao giờ chịu ảnh hưởng chút nào của người Trung Quốc, Hàn Quốc, càng không giống trà đạo của người Nhật Bản.

Ngày tết hay trong sinh hoạt thường nhật, đến bất cứ gia đình nào hay cơ quan nào chỉ cần nhìn cung cách chủ nhà pha trà, rót trà, mời trà là có thể thấy được người đó có sành văn hóa uống trà hay không, chưa nói đến nghệ thuật pha trà.
… Văn hoá trà gắn kết với đời sống và tâm linh người Việt. Nhấp tách trà thơm lừng, con người sảng khoái gần gũi với nhau hơn, đúng là bản sắc đậm đà đã tồn tại qua mấy ngàn năm toả hương trong sự giao hoà của thiên nhiên và đất trời

TRUNG TÂM DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN DANANGCARS

Hotline: 093 1222 865 (Mobile/zalo)

Email: info@danangcars.com

Fanpage: fb.com/xevipdanang

Khám phá ẩm thực chợ Cồn Đà Nẵng
26/07/2022
ẩm thực đà nẵng, các món ăn ngon tại chợ Cồn, khám phá khu ẩm thực miền trung, những món ngon tại chợ Cồn, thiên đường ẩm thực đà nẵng, du lịch đà nẵng, món ăn ngon tại đà nẵng, những món ăn nên thử khi dạo chợ Cồn, các món đặc sản miền trung tại chợ Cồn, ẩm thực Đà Nẵng có gì ngon?
Quả việt quất và những tác dụng tuyệt vời
17/06/2019
Quả việt quất và những tác dụng tuyệt vời. Quả việt quất ở châu Âu (tên khoa học: Vaccinium myrtillus) chứa 85% anthocyanosid có tác dụng cải thiện những triệu chứng cận thị và nhược thị. Gần đây, một số nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng cũng cho thấy, Vaccinium Myrtillus (cao việt quất) kết hợp...
Top 10 tác dụng tuyệt vời của quả mít và lưu ý
11/06/2019
Top 10 tác dụng của mít mang đến cho cơ thể có thể bạn chưa biết. Với sự ngọt ngào từ các múi mít, quả mít không ai mấy xa lạ. Hình ảnh cây mít quen thuộc hằng ngày ta vẫn có thể gặp rất dễ dàng. Thân cây mít lâu năm có thể dùng để đóng bàn ghế, các đồ gia dụng bình thường và độ bền cao.
Những món chè phố cổ Hội An làm xiêu lòng thực khách
09/05/2019
Chè hạt sen: Thành công của chè sen được tạo nên từ nước chè ngọt thanh mát hòa quyện với hạt sen bùi bùi, tơi bở đã loại bỏ tim sen kỹ càng. Ngoài hạt sen nấu nhừ ăn kèm nước đường thơm hương bưởi, bạn có thể thưởng thức chè sen thập cẩm kết hợp tào phớ và thạch đen.
Đặc sản Nghệ Tĩnh và hải sản ngon tại Sơn Trà Hill Restaurant
27/04/2019
Sơn Trà Hill - cái tên mới lạ trong làng du lịch những chẳng mấy xa lạ so với những người xứ Nghệ. Nằm ngay địa điểm số 8 đường Lê Văn Lương, Sơn Trà, ngay chân núi Sơn Trà Đà Nẵng

Danh mục

cam nang du lich, Cẩm nang kinh nghiệm du lịch

Dịch vụ cho thuê xe du lịch chuyên nghiệp