Đặc sản bánh sừng trâu của người Cơ Tu

17/12/2018
Bánh sừng trâu - một cái tên vô cùng ấn tượng với một loại đặc sản của đồng bào Cơ Tu (Quảng Nam). Bánh sừng trâu trong nghề thủ công truyền thống các dân tộc là loại bánh được người Cơ Tu rất đỗi ưa chuộng. Bánh sừng trâu cũng là món bánh chọn lựa để thết đãi du khách. Bánh sừng trâu là đặc sản của vùng cao, nhưng cùng với đổi thay của đời sống hiện đại thì truyền thống nghề đan lát, làm bánh hay dệt thổ cẩm, nấu rượu đã ngày càng ít nhiều mất đi trong đời sống hằng ngày vốn dĩ là đặc sản của đồng bào. Không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu của con người, bánh sừng trâu cũng như những sản phẩm, sản vật đặc sắc này còn là cái hồn dân tộc, gắn kết cộng đồng. 
 
Đặc sản bánh sừng trâu của người Cơ Tu, banh sung trau, banh sung bo

"Ẩm thực bốn phương" đặc sản bánh sừng trâu của người Cơ Tu

 
Được làm từ nguyên liệu gạo nếp - một loại nếp trồng nơi nương rẫy, nơi núi rừng đại ngàn khiến hương vị của món bánh thêm phần đặc biệt. Bánh sừng trâu nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay, thu hút và hấp dẫn du khách ngay từ hình dáng ban đầu. Sở dĩ gọi là bánh sừng trâu bởi giống chiếc sừng trâu thu nhỏ, thon gọn nhưng được gói chặt, bánh sừng trâu dễ hình dung bởi vì hình dáng khi gói sẽ được ép theo hình chiếc sừng. Hai chiếc sừng trâu sẽ được buộc lại thành một cặp. Gạo nếp bên trong được nấu chín căng cứng tạo thành một chiếc bánh "mập mạp", bánh có màu xanh đậm của lá đót (một loại lá mọc trên núi rừng có hoa đót làm chổi). Ngoài tên gọi khá phổ biến là bánh sừng trâu, người Cơ Tu còn gọi là Avị Acuốt hay Ccót, bánh đót... Bánh sừng trâu được làm từ gạo nếp nương thơm dẻo, vị béo bùi. Đây là loại bánh đặc trưng chỉ có ở vùng núi phía tây của tỉnh Quảng Nam và được bọc gói khá là tỉ mỹ từ bên ngoài bằng lá đót. 
 
Đặc sản bánh sừng trâu sừng bò đặc biệt của người Cơ Tu
Bánh sừng trâu của dân tộc nào? Bánh sừng trâu là đặc sản của người Cơ Tu miền núi Quảng Nam.
 
Khi nấu chín, bóc lớp vỏ bánh sừng trâu ra vẫn còn vương màu xanh của lá đót nhuộm, mùi hương hòa quyện giữa gạo nếp nồng nàn và mùi lá thơm mát đặc biệt, dẻo mềm. Mới nhìn thì đơn giản nhưng công thức làm bánh sừng trâu lại khác biệt rất nhiều so với bánh gạo nếp ở miền xuôi. Khác với bánh chưng, bánh tét, để làm bánh sừng trâu không cần phải ngâm gạo trước khi gói và không cần nhân bánh, vị ngọt tự nhiên của nếp nương chính là hương vị đặc trưng đáng nhớ khiến người thưởng thức luôn có một cảm nhận đặc biệt về loại bánh này. 

Cách làm bánh sừng trâu lá đót: Sau khi gói, bánh sẽ đem ngâm trong nước lạnh khoảng tầm 2 giờ cho gạo nếp ngấm nước, mềm hơn. Và những điểm đặc sắc của người Cơ Tu để cho chiếc bánh sừng trâu thơm ngon chính là ngâm bánh ở đầu những con suối sạch sẽ. Sau đó là khâu luộc bánh từ 2 đến 3 giờ đồng hồ. Bánh sừng trâu được làm vào những vụ mùa, lễ hội và mâm cỗ cúng, đây cũng là chiếc cầu nối của người Cơ Tu với thần linh, đất trời.

Ngày nay, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre nứa rất nhiều, nhưng để có được sản phẩm đan lát đặc biệt, bền chặt và tỉ mỉ phải đến vùng cao Bắc Trà My. Không giống như nhiều dân tộc khác, người Ca Dong, người Cor ở Bắc Trà My không sử dụng sản phẩm đan lát cho mục đích thương mại. Những sản phẩm được họ làm ra chủ yếu dùng để trao đổi trong cộng đồng buôn làng hoặc tặng khách quý trong dịp Tết, lễ hội, thể hiện tấm lòng hiếu khách. Với người Cơ Tu, bánh sừng trâu là món đặc sẳn không thể thiếu trong mâm lễ cúng dâng lên Giàng, các vị thần linh và ông bà, tổ tiên mỗi dịp lễ tết. Mỗi chiếc bánh sừng trâu của người Cơ Tu được gửi gắm với 1 mong muốn cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, buôn làng được bình yên.

Việc sử dụng chất liệu cật tre và mây cám vót mỏng đều nhau, kết hợp khá mềm mại, tinh xảo. Cây mây cám, mây song dài suôn đến tre, nứa, lồ ô được tuyển chọn không già quá, không non quá, không cụt ngọn. Khi mang về nhà không được để quá lâu vì cây khô sẽ khó chẻ nan và cũng không giữ được độ dẻo thích hợp. Với những đặc trưng từ núi rừng và những sản phẩm từ ẩm thực như chiếc bánh sừng trâu hay đồ thủ công mỹ nghệ đến văn hóa đặc sản vùng miền có thể sẽ là điểm nhấn và là những món quà hấp dẫn mỗi khi du khách tìm đến với đồng bào miền núi.

 

TRUNG TÂM DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN DANANGCARS

Hotline: 093 1222 865 (Mobile/zalo)

Email: info@danangcars.com

Fanpage: fb.com/xevipdanang

Khám phá ẩm thực chợ Cồn Đà Nẵng
26/07/2022
ẩm thực đà nẵng, các món ăn ngon tại chợ Cồn, khám phá khu ẩm thực miền trung, những món ngon tại chợ Cồn, thiên đường ẩm thực đà nẵng, du lịch đà nẵng, món ăn ngon tại đà nẵng, những món ăn nên thử khi dạo chợ Cồn, các món đặc sản miền trung tại chợ Cồn, ẩm thực Đà Nẵng có gì ngon?
Quả việt quất và những tác dụng tuyệt vời
17/06/2019
Quả việt quất và những tác dụng tuyệt vời. Quả việt quất ở châu Âu (tên khoa học: Vaccinium myrtillus) chứa 85% anthocyanosid có tác dụng cải thiện những triệu chứng cận thị và nhược thị. Gần đây, một số nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng cũng cho thấy, Vaccinium Myrtillus (cao việt quất) kết hợp...
Top 10 tác dụng tuyệt vời của quả mít và lưu ý
11/06/2019
Top 10 tác dụng của mít mang đến cho cơ thể có thể bạn chưa biết. Với sự ngọt ngào từ các múi mít, quả mít không ai mấy xa lạ. Hình ảnh cây mít quen thuộc hằng ngày ta vẫn có thể gặp rất dễ dàng. Thân cây mít lâu năm có thể dùng để đóng bàn ghế, các đồ gia dụng bình thường và độ bền cao.
Những món chè phố cổ Hội An làm xiêu lòng thực khách
09/05/2019
Chè hạt sen: Thành công của chè sen được tạo nên từ nước chè ngọt thanh mát hòa quyện với hạt sen bùi bùi, tơi bở đã loại bỏ tim sen kỹ càng. Ngoài hạt sen nấu nhừ ăn kèm nước đường thơm hương bưởi, bạn có thể thưởng thức chè sen thập cẩm kết hợp tào phớ và thạch đen.
Đặc sản Nghệ Tĩnh và hải sản ngon tại Sơn Trà Hill Restaurant
27/04/2019
Sơn Trà Hill - cái tên mới lạ trong làng du lịch những chẳng mấy xa lạ so với những người xứ Nghệ. Nằm ngay địa điểm số 8 đường Lê Văn Lương, Sơn Trà, ngay chân núi Sơn Trà Đà Nẵng

Danh mục

cam nang du lich, Cẩm nang kinh nghiệm du lịch

Dịch vụ cho thuê xe du lịch chuyên nghiệp